Banitase

Thuốc Banitase
Banitase
5 (100%) 1 vote[s]

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Banitase tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc chúng tôi xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Banitase là thuốc gì? Thuốc Banitase có tác dụng gì? Thuốc Banitase giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Banitase là thuốc gì?

Banitase là một thuốc có tác dụng điều hòa nhu động đường tiêu hóa, đồng thời hỗ trợ và nâng cao chức năng hệ tiêu hóa ở một số người có tiêu hóa kém hoặc thường xuyên gặp phải các vấn đề tiêu hóa

Banitase được sản xuất bởi Công ty TNHH DP SHINPOONG DAEWOO, thuốc được bào chế dưới dạng viên nang mềm chứa trong hộp 20 vỉ, mỗi vỉ chứa 5 viên nang

Banitase có các thành phần chính là:

  • Trimebutine maleate hàm lượng 100 mg
  • Acid dehydrocholic hàm lượng 25 mg
  • Pancreatin hàm lượng 150mg
  • Bromelain hàm lượng 50 mg
  • Simethicone hàm lượng 300 mg
  • Cùng với tá dược gồm các thành phần Dầu lecithin, Paraffin lỏng, Paraffin rắn, Gelatin, Glycerin đậm đặc, Ethyl vanilin, Nước tinh khiết, Màu vàng số 5, Màu vàng số 203, Màu xanh số 1, Titan dioxide vừa đủ 1 viên.

Đây là thuốc kê đơn, người bệnh không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Banitase
Thành phần của Thuốc Banitase

Banitase mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Banitase hiện nay có bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc hoặc các trung tâm y tế. Người mua có thể mua thuốc trực tuyến hoặc mua tại các địa chỉ bán thuốc với mức giá thay đổi khác nhau tùy từng đơn vị bán thuốc. Tuy nhiên người mua nên lựa chọn những cơ sở bán thuốc uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lí.

Banitase được cung cấp bởi nhà thuốc Lưu Anh với giá 850.000đ/hộp 20 vỉ x 5 viên nang. Chúng tôi có giao hàng toàn quốc.

Tác dụng của thuốc

Thuốc có nhiều thành phần chính, mỗi thành phần đều có những tác dụng nhất định, tác dụng của thuốc sẽ dựa trên tác dụng của các thành phần. trong đó:

Trimebutine maleat sau khi vào cơ thể, chúng sẽ chuyển thành dạng hoạt động là Trimebutine là thuốc có tác dụng chọn lọc trên hệ thần kinh dạ dày- ruột, do đó thuốc có tác dụng chống co thắt cơ dạ dày ruột, điều hòa nhu động ruột, đôi khi giảm co thắt nếu trước đó đã có sự kích thích vào đám rối thần kinh làm tăng nhu động ruột.

Acid dehydrocholic giúp kích thích tạo mật và tăng bài tiết mật trong các trường hợp rối loạn bài tiết acid mật, hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt là các thức ăn có chứa lipid và tăng khả năng hấp thu các vitamin tan trong dầu.

Pancreatin  gồm các enzyme tiêu hóa amylase, lipase, protease: amylase là enzyme tiêu hóa toàn bộ các glucid các phân tử monosaccharide mà chủ yếu là glucose , lipase là men tiêu hóa chủ yếu các thành phần lipid trong thức ăn, protease là enzyme tiêu hóa các protid, thức ăn có chứa thành phần protid sẽ được cắt đứt 1 phần ở acid dịch vị khi đi qua dạ dày (tiêu hóa 1 lượng nhỏ), sau khi xuống tá tràng, protease từ tụy đổ ra sẽ cắt nhỏ dần các đoạn protein lớn thành các đoạn nhỏ hơn và cuối cùng thành acid amin.

Bromelain: bao gồm các men tiêu hóa protein hỗ trợ chức năng tiêu hóa và hấp thu protid của đường ruột

Simethicone: đây là chất có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của các bóng hơi trong đường tiêu hóa, các bóng hơi này vì thế dễ dàng tụ lại với nhau và vỡ ra, và đi ra khỏi đường tiêu hóa nên giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu, chán ăn. 

Thuốc Banitase
Thuốc Banitase ổn định hệ tiêu hóa

Công dụng, chỉ định

Thuốc có công dụng hỗ trợ chức năng hệ tiêu hóa và ổn định hệ tiêu hóa nên được chỉ định chủ yếu trong điều trị khó tiêu, đầy bụng, thiểu năng tuyến tụy ngoại tiết, còi xương, suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, hội chứng ruột kích thích, rối loạn nhu động ruột gây tiêu chảy hoặc táo bón, viêm tụy, xơ tụy, phẫu thuật tụy, cắt bỏ dạ dày, rối loạn bài tiết mật, suy giảm chức năng gan,…

Cách dùng, liều dùng

Cách dùng: thuốc có dạng bào chế viên nang mềm nên được chỉ định dùng theo đường uống nguyên viên với nước, thường uống trước khi ăn

Liều dùng:

Người lớn: uống 6 viên 1 ngày chia 3 lần

Trẻ em uống 3 viên 1 ngày chia 3 lần

Liều dùng có thể thay đổi theo sự chỉ định của bác sĩ

Tác dụng phụ

Trong quá trình dùng thuốc có thể có những tác dụng không mong muốn như:

  • Tiêu hóa: buồn nôn, chậm tiêu, khô miệng, chán ăn.
  • Tim mạch: nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, đánh trống ngực nhưng hiếm khi xảy ra.
  • Thần kinh: mệt mỏi, chóng mặt, khó chịu, nhức đầu tuy nhiên ít gặp.
  • Gan: tăng nhẹ men gan.
  • Da: phát ban, nổi mẩn, ngứa, đau cơ và khớp

Khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc để nhận diện và phòng tránh.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp kì tác dụng phụ nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.

Chống chỉ định

  • Đối với những bệnh nhân quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc và tá dược
  • Đối với trẻ em dưới 1 tuổi
  • Đối với những bệnh nhân đã cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ dạ dày
  • Đối với bệnh nhân mới có phẫu thuật đường tiêu hóa
  • Đối với bệnh nhân có sỏi đường tiêu hóa hay tắc nghẽn cơ học

Để biết mình có khả năng sử dụng thuốc hay không cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lí đang gặp phải

Thuốc Banitase

Chú ý, thận trọng khi dùng thuốc

Chú ý: đây là thuốc kê đơn, người bệnh không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tuân thủ liều dùng và chế độ dùng thuốc do bác sĩ chỉ định.

Thận trọng:

Đối với các bệnh nhân có nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Đối với các bệnh nhân tắc nghẽn đường tiêu hóa do khối u

Đối với những bệnh nhân có suy gan, thận nặng, sỏi tiết niệu, sỏi tiêu hóa

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho thuốc điều trị như ảnh hưởng về tác dụng điều trị hay làm tăng các tác dụng không mong muốn, vì vậy người bệnh cần liệt kê những thuốc kê toa hoặc không kê toa cung cấp cho bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi.

Một số tương tác thuốc thường gặp như:

Không dùng cùng với Cisaprid vì  làm giảm hoặc mất tác dụng điều hòa nhu động ruột của thuốc

Không dùng cùng với các thuốc chủ vận hệ Cholinergic hoặc kháng beta2 adrenergic vì gây giảm tác dụng của thuốc

Không dùng cùng với thuốc kháng cholinergic do làm mất đối trọng với thuốc

Có thể dùng cùng với các vitamin tan trong dầu để tăng khả năng hấp thu

Có thể phối hợp với men vi sinh để tăng cường bảo vệ đường tiêu hóa

Phối hợp với chế độ ăn hợp lí

Không dùng thuốc chung với rượu và đồ uống có cồn, không uống rượu trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc hoặc kể cả khi ngưng thuốc.

Để tìm hiểu thêm về các tương tác thuốc thường gặp có thể tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ

Cần liệt kê những thuốc đang sử dụng cung cấp cho bác sĩ để tránh những tương tác bất lợi.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Quá liều: ít xảy ra, quá liều có thể gây ra tình trạng rối loạn nhu động ruột, đau bụng, liệt ruột,  đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn, phản ứng dị ứng như ban đỏ trên da, mẩn ngứa, mệt mỏi, chóng mặt,… Khi xảy ra quá liều cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời

Quên liều: uống sớm nhất có thể sau quên, nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó uống liều kế tiếp như bình thường, không uống thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều.

Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ khi có thắc mắc về thuốc cũng như cách dùng thuốc.

Nguồn tham khảo: phongchongthamnhung.vn

One thought on “Banitase

  1. Pingback: Tefostad T300 là thuốc gì? Có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Có tốt không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 572 9595